VÌ SAO PHẢI HÀNH ĐỘNG NGAY KHI NGHE KÉM, LÃO THÍNH, Ù TA

CN1: 82 Đồng Khởi, Tân Hiệp, Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai. CN2: 70, Hải Thượng, Đà Lạt, Lâm Đồng

maytrothinhdongnai@gmail.com

Hotline Tư Vấn

0799 868 586

VÌ SAO PHẢI HÀNH ĐỘNG NGAY KHI NGHE KÉM, LÃO THÍNH, Ù TA

Nghe tốt hơn - Cười nhiều hơn

Ngày đăng: 09/12/2023 11:31 AM

 

 

Tất cả các thông tin bạn cần biết về thính giác, nghe kém, suy giảm thính lực và máy trợ thính

Khả năng nghe rõ là rất quan trọng với mỗi người, tuy vậy hầu hết chúng ta đều không nhận ra tầm quan trọng của việc nghe rõ cho đến khi chúng ta bị suy giảm khả năng nghe (điếc, nghễnh ngãng, nghe kém). Chỉ đến khi ta thấy khó khăn khi trò chuyện cùng bạn bè, người thân nghe những âm thanh của thiên nhiên, nghe nhạc hay nghe các âm thanh cảnh báo chúng ta mới thấy ta cần nghe thế nào.

Khả năng nghe (thính giác) của chúng ta giữ một vai trò quan trọng trong việc chúng ta kết nối thế nào đến thế giới xung quanh. Nó giúp cho việc tạo nên các mối quan hệ và mở ra những cảm xúc trải nghiệm hạnh phúc. Tuy nhiên thính giác của chúng ta là một cơ quan hết sức phức tạp và nhạy cảm.Vì vậy hãy dành cho sức nghe của bạn môt sự quan tâm và chăm sóc xứng đáng.

Trước hết cần hiểu tai bạn nghe thế nào:

Tai là một cơ quan tinh vi một cách kinh ngạc làm tốt nhiệm vụ nghe cực kỳ phức tạp. Tai có thể phân biệt đến 7000 âm sắc khác nhau và giúp não bộ nhận ra vị trí nơi âm thanh phát ra trong không gian

Thinh giac - May tro thinh - Nghe Kem - Diec

Giải phẫu tai bao gồm ba phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tai ngoài: Tai ngoài hứng các âm thanh và dẫn chúng vào màng nhĩ thông qua ống tai.

Tai giữa: Màng nhĩ hứng âm thanh và rung động. Chuỗi xương con gồm có xương búa có chuôi gắn vào màng nhĩ, xương đe và xương bàn đạp sẽ truyền các dạo động này vào tai trong (hay còn gọi là ốc tai)

Tai trong: Ốc tai sẽ chuyển đổi các chuyển động của chuỗi xương con thành các tín hiệu điện nhờ các tế bào thần kinh dạng lông (tế bào lông) Thần kinh thính giác sẽ truyền các tín hiệu này lên não bộ.

Nghe kém, suy giảm thính lực, nghễnh ngãng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Suy giảm thính lực (nghe kém, nghễnh ngãng) đa phần sẽ tiến triển một cách chậm chạp theo nhiều năm tác động trở nên rõ ràng một cách từ từ và chỉ nhận ra khi tích tụ đến một mức độ nhất định. Việc này khiến cho những người mắc phải rất khó để nhận ra rằng họ đang thực sự chịu đựng những bất lợi từ việc nghe kém. Người thân, bạn bè và đồng nghiệp thường là những người đầu tiên nhận ra rằng bạn nghe không tốt khi bạn thường xuyên mở ti vi to, yêu cầu nhắc lại hoặc trở nên lầm lì ít giao tiếp.

Sau đây là một số dấu hiệu rõ ràng là bạn bị nghe kém thấy khó khăn trong việc nghe ti vi hay truyền hình? Khó theo được câu chuyện trong các nơi ồn ào như nhà hàng, tiệc cưới, họp gia đình? Cảm thấy mệt mỏi khi phải căng sức nghe sau khi đi dự các buổi tụ họp đông ngươi mà bạn buộc phải giao tiếp ? Khi nói chuyện bạn cần phải nhìn vào hình miệng của người đối diện?

Bạn bị ù tai, tiếng i i xuất hiện khi không có âm thanh nào. Đặc biệt cảm thấy khó chịu trong các môi trường yên tĩnh.

Trên đây là những dấu hiệu cho thấy thính lực của bạn đã bị suy giảm. Tuy nhiên bạn không nên quá tuyệt vọng là lo lắng. Điều bạn cần làm là hành động càng sớm để ngăn chặn sự suy giảm này và bù đắp lại những âm thanh bạn không nghe thấy bằng cách sử dụng các biện pháp trợ thính trong đó máy trợ thính kỹ thuật số là giải pháp hiệu quả và tiện lợi nhất.

Việc đeo máy sớm là cực kỳ quan trọng vì khi hệ thống thính giác được cung cấp đủ âm thanh sẽ ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa domino. Hiệu ứng domino khiến người nghe kém nhẹ trở thành nghe kém hơn và nghe kém nặng dần do thính giác ít được kích thích. Quan trọng hơn việc đeo máy trợ thính sớm sẽ giúp bạn bớt bỏ lỡ những âm thanh quan trọng những mối quan hệ và cuộc sống của bạn sẽ được trở về bình thường sớm nhất giúp bạn sống khỏe, sống vui và sống lâu hơn..

Tác hại của suy giảm thính lực, nghe kém

  • Giảm khả năng chú ý trong giao tiếp, nhận biết môi trường xung quanh
  • Khó khăn nghe hiểm lời nói
  • Khó khăn khi giao tiếp
  • Giảm khả năng ghi nhớ thông tin
  • Người bệnh trở nên ngại tiếp xúc với người lạ, giọng nói lạ
  • Giảm hiệu suất làm việc
  • Giảm phản hồi và tương tác với mọi người
  • Cáu kỉnh, trầm cảm
  • Có xu hướng thu mình với cuộc sống xã hội, cô độc

Nói chung, tổn thương thính giác có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào của đường dẫn thính giác, tổn thương tại tai ngoài hoặc tai giữa nói chung có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Tuy nhiên, 80% của các tổn thương thính giác gây xảy ra tại tai trong nơi có các tế bào thần kinh thính giác nhạy cảm dễ bị tổn thương bởi âm thanh lớn, bệnh tật, hóa chất, lão hóa.

Tin tốt là, máy trợ thính hiện nay có thể bù đắp cho hầu hết các tổn thương của tai trong. Dẫu vậy, không có trường hợp nghe kém nào giống nhau hoàn toàn. Hầu hết những người nghe kém không thể phân biệt những âm thanh nhỏ và các âm cao độ, gặp khó khăn khi nghe tiếng nói thầm, tiếng trẻ em hay tiếng chim hót.

Đăng ký đo thính lực miễn phí

Nghe tốt hơn - Cười nhiều hơn

Zalo
Hotline