LÀM SAO TÔI BIẾT MÌNH CÓ CẦN ĐEO MÁY TRỢ THÍNH HAY KHÔNG?

CN1: 82 Đồng Khởi, Tân Hiệp, Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai. CN2: 70, Hải Thượng, Đà Lạt, Lâm Đồng

maytrothinhdongnai@gmail.com

Hotline Tư Vấn

0799 868 586

LÀM SAO TÔI BIẾT MÌNH CÓ CẦN ĐEO MÁY TRỢ THÍNH HAY KHÔNG?

Nghe tốt hơn - Cười nhiều hơn

Ngày đăng: 31/08/2022 02:43 PM

Nếu bạn nghĩ mình bị nghe kém và có thể cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ tai mũi họng. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra căn nguyên tại sao bạn nghe kém. Ở các khoa thính học còn có các máy móc giúp đo lường mức độ nghe kém và xác định kiểu nghe kém.

  • Nghe  kém, không nghe rõ lời.
  • Thường xuyên yêu cầu người khác lập lại lời nói.
  • Khó chịu khi ở môi trường ồn, môi trường đông người.
  • Ù tai ( tiếng ù ù, vo vo, reng reng,...)
  • Viêm tai giữa thường xuyên tái phát.
  • Phải vặn to âm lượng, tivi, radio,... hơn mức bình thường. 

Máy trợ thính là gì?

Máy trợ thính là một thiết bị điện tử nhỏ có thể đặt trong tai hoặc phía sau tai. Nó khuếch đại âm thanh giúp cho người nghe kém có thể giao tiếp, hoạt động bình thường. Có thể giúp bệnh nhân nghe rõ trong không gian tĩnh lặng cũng như khi ồn ào. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1/5 người bệnh cần đeo có sử dụng loại máy này. Có 3 bộ phận: micro, bộ phận khuếch đại, và loa. Thu nhận âm từ micro. Micro chuyển sóng âm thành tín hiệu điện cho bộ phận khuếch đại. Tại đây cường độ tín hiệu được tăng lên và truyền đến tai qua bộ phận loa.

Có những kiểu máy trợ thính nào?

1. Đeo bên trong ống tai (CIC, ITC)

Loại này được thiết kế vừa với kích thước, hình dạng ống tai. Vì kích thước nhỏ nên loại máy này sẽ khiến cho người dùng khó điều chỉnh và tự lấy ra. Ngoài ra, ống tai không có nhiều không gian để lắp pin và các thiết bị phụ thêm. Loại này không được khuyến cáo cho trẻ nhỏ hay những người bị điếc nặng, điếc sâu vì kích thước nhỏ làm giới hạn khả năng và công suất của máy.

 

2.Đeo sau vành tai (RIE/ RIC)

Thiết kế kín đáo. Kích thước nhỏ gọn, đạt yêu cầu thẩm mỹ mà vẫn đủ công suất cao. Dường như không nhìn thấy máy khi đeo. Cảm giác nghe thoáng tai, không bị bít tắc, rất dễ chịu.

3. Đeo móc vành tai (BTE)

Gồm một khung nhựa cứng đeo vòng sau tai, nối với một khuôn lắp vừa vào ống tai. Các thiết bị điện tử nằm trong khung nhựa ở sau tai. Âm thanh sẽ truyền từ qua cái khuôn đi vào trong tai. Dạng này phù hợp với mọi lứa tuổi từ nghe kém nhẹ đến điếc sâu.

 

 

 

 

 

Đăng ký đo thính lực miễn phí

Nghe tốt hơn - Cười nhiều hơn

Zalo
Hotline